Được xem là nơi thánh địa và nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận, núi Phú Sĩ trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Núi Phú Sĩ có độ cao lên đến 3,776m so với mặt nước biển, trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, chiếm vị trí gần như là trung tâm của Nhật Bản. Hãy cùng mình tìm hiểu biểu tượng núi Phú Sĩ trong nội dung dưới đây nhé.
Về lịch sử hình thành biểu tượng núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ ( tiếng Nhật là Fuji), là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng.
Núi “Phú Sĩ mới” ngày nay được hình thành trên đỉnh núi “Phú Sỹ cổ” khoảng mười nghìn năm trước. Đây là nơi giao thoa của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsk và lục địa Philippin. Đỉnh núi Fuji quanh năm tuyết phủ, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè cũng chỉ từ 6 đến 10 độ C.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Vẻ đẹp của núi Phú Sĩ gắn liền với câu chuyện xưa
- Leo núi Phú Sĩ – Hành trình đến biểu tượng Nhật Bản
- Du lịch núi Phú Sĩ nên đi vào thời điểm nào đẹp nhất?
Theo nhiều nguồn tài liệu, núi Fuji được hình thành bởi trận động đất 286 TCN. Lần phun trào đầu tiên của ngọn núi xảy ra vào khoảng 600.000 năm về trước còn lần phun trào mới nhất vào năm 1708. Dung nham phun trào đã kết dính hai bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón như hiện nay.
Đỉnh cao nhất của núi Fuji là miệng núi lửa, có đường kính hơn 50 mét và sâu khoảng 250 mét. Xung quanh núi có nhiều đỉnh núi khác như: Osahidake, Izudake, Jojudake, Komagatake, Mushimatake, Kengamme, Hukusandake và Kukushidake.
Quanh núi cũng có rất nhiều hồ nước đẹp như hồ Ashinoko (Hakone, tỉnh Kanagawa), hồ Tanuki (tỉnh Shizuoka), và đặc biệt là chuỗi 5 hồ với tên gọi “Phú Sĩ Ngũ Hồ” ( hồ Yamanaka, hồ Kawaguchi, hồ Sai, hồ Shoji, hồ Motosu).
Ý nghĩa của biểu tượng núi Phú Sĩ trong văn hoá Nhật Bản
Núi Phú Sĩ là ngọn núi thiêng được người dân Nhật Bản tôn kính, có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hoá đất nước mặt trời mọc.
Biểu tượng núi Phú Sĩ – sức mạnh và ý chí kiên cường
Người Nhật Bản tin rằng Phú Sĩ là nơi ở của những vị thần, nhà của kami – linh hồn có sức mạnh điều khiển lửa và nước. Chính vì vậy, người dân rất tôn kính ngọn núi này, thường xuyên tổ chức các nghi lễ thờ cúng nhằm cầu mong các vị thần giúp ngăn chặn những thảm hoả tự nhiên như động đất, núi lửa…
Cũng bởi sự linh thiêng của ngọn núi này, từ xa xưa có rất nhiều nhà tu hành hương đến đây để thiền định, khổ hạnh. Trong đó truyền thuyết về nhà tu khổ hạnh Hasegawa Kokugyo (1541–1646) là nổi tiếng nhất với hơn lần leo lên đỉnh Phú Sĩ, từ đó cũng hình thành “Hội người leo núi Phú Sỹ” có tên là “Hội Fujiko” – hội tôn thờ Phú Sĩ. Từ xưa người Nhật luôn tin leo Phú Sĩ giúp rèn luyện ý chí kiên cường, mạnh mẽ, có thêm sức mạnh tâm linh được người đời tôn thờ. Các binh sĩ thời Samurai cũng tập luyện, rèn ý chí chiến đấu tại Phú Sĩ. Đối với mỗi người dân Nhật Bản, ai cũng muốn chinh phục ngọn núi hùng vĩ này một lần trong đời.
Hàng năm, có rất đông người đến chinh phục núi Phú Sĩ ( Ken Lee)
Biểu tượng của sự may mắn
Có thể bạn quan tâm:
- Shibuya và những thông tin về nhịp sống sôi động, náo nhiệt
- Tìm hiểu về trà đạo – các cách thưởng trà đặc sắc khắp nơi
Không những vậy, biểu tượng núi Phú Sĩ còn đại diện cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền rằng nếu ai đó nằm mơ thấy núi Phú Sĩ (đặc biệt là đêm mùng 1 Tết) thì sẽ gặp được nhiều may mắn, được thần linh phù hộ suốt cả năm. Người dân xứ Phù Tang tin rằng những gì ngọn núi này mang lại như đất, nước…đều sẽ giúp ban phước lành, che chở cho dân chúng được an lành.
Nguồn cảm hứng bất tận trong văn hoá nghệ thuật
Núi Phú Sĩ là nguồn cảm hứng và chủ đề thường xuyên trong nền văn học nghệ thuật Nhật Bản. Ngọn núi luôn được nhắc đến trong văn học Nhật Bản từ cổ đại cho tới hiện đại và là đề tài của nhiều tác phẩm thơ văn tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của người Nhật. Trong hội hoạ, Phú Sĩ cũng được nhiều hoạ sĩ lấy ý tưởng cho những tác phẩm. Nổi tiếng nhất được nhiều người biết đến trên toàn cầu là bức tranh khắc gỗ miêu tả Phú Sĩ của hoạ sĩ Katsushika Hokusai (1760-1849). Hoạ sĩ hiện đại Tamako Kataoka cũng vẽ về Phú Sĩ trong hầu hết các tác phẩm của cô.
Có thể nói, dù ở bất cứ phương diện nào, Phú Sĩ vẫn được xem biểu tượng của đất nước mặt trời mọc cũng như văn hóa Nhật Bản.
Biểu tượng núi Phú Sĩ là một trong những nét đẹp của Nhật Bản, nếu có cơ hội đến đây thì hãy ghé thăm địa điểm này để tận mắt trải nghiệm vẻ đẹp của nó nhé.