Cờ Nhật Bản là biểu tượng đặc trưng của đất nước mặt trời mọc, nó mang trong mình nhiều ý nghĩa biểu trưng. Loại cờ này xuất hiện khắp nơi trên lãnh thổ Nhật Bản, nó có mặt khắp trong các sự kiện, nghi lễ của đất nước này.
Hình dạng của cờ Nhật Bản
Cờ Nhật Bản hay còn được gọi là quốc kỳ Nhật bản là hình ảnh đại diện, biểu trưng cho đất nước được mênh danh là xứ sở hoa anh đào. Người dân nơi đây gọi quốc kỳ với cái tên thân thuộc là Nisshoki nghĩa là huy hiệu của mặt trời. Một số nơi trên đất nước Nhật Bản còn gọi quốc kỳ của mình là Hinomaru có nghĩa là tâm tròn mặt trời.
Lá cờ này có hình chữ nhật có chiều rộng 120 cm và chiều dài 80 cm với nền trắng. Trung tâm của lá cờ là một hình tròn đỏ rực tượng trưng cho hình ảnh mặt trời. Đây là hình ảnh biểu trưng cho đất nước này, chính vì vậy mà bạn bè quốc tế thường gọi Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc.
Hình tròn đỏ được đặt ngay chính giữa trung tâm của quốc kỳ có nguồn gốc từ rất lâu trước đó, khoảng giữa thế kỷ thứ 7. Ở thời điểm này mặt trời là thứ thiêng liêng nhất, quý giá nhất trong tôn giáo cũng như trong thâm tâm của người dân Nhật Bản.
Đến những năm đầu của thế kỷ 16, thời của Tokugawa thì quốc kỳ Nhật được sử dụng một cách nhiều hơn với tần suất xuất hiện lớn hơn để phân biệt rõ với các nước khác trên thế giới. Đến năm 1870 lá cờ này được chính thức công nhận là quốc kỳ Nhật Bản.
Các biến thể cờ của xứ sở hoa anh đào
Lá cờ Nhật Bản hiện nay có rất nhiều biến thể khác nhau, được sử dụng mới nhiều mục đích trong các lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế mà người dân Nhật hay bạn bè quốc tế rất khó để nhận biết và hiểu được ý nghĩa của nó. Sau đây là một số biến thể được sử dụng rộng rãi của quốc kỳ xứ sở Phù Tang
Quân kỳ Nhật Bản- Loại cờ dùng trong quân đội
Quân kỳ Nhật Bản còn được gọi là húc kỳ Nhật Bản là lá được biến tấu từ cờ Nhật Bản. Đây là biểu trưng cho sự may mắn vĩnh hằng. Cờ này thường được dùng trong các quân đội phòng vệ vũ trang Nhật Bản. Trước đây lá cờ này được quân đội Nhật Bản dùng trong trong hạm đội Thái Bình Dương nhằm xâm lược các quốc gia Đông Á.
Chính vì vậy mà ở Hàn Quốc hay Trung Quốc rất ghét lá cờ này bởi những mất mát đau thương mà quân đội Nhật từng gây ra ở nơi đây. Quốc kỳ có thiết kế gần như rất giống với quốc kỳ, đều sử dụng nên trắng là nền chủ đạo, chính giữa có hình trong đỏ và có thêm 16 tia. Các tia này được gọi là các tia nắng, tượng trưng cho hình ảnh của một mặt trời hoàn chỉnh.
Cờ hoàng gia Nhật Bản
Thời của Thiên hoàng Minh Trị, cờ hoàng gia lần đầu tiên được xuất hiện, tượng trưng cho quyền lực tối cao của Thiên hoàng và các thành viên khác trong gia tộc. Cờ hoàng gia hay còn được gọi là cờ Thiên hoàng được thiết kế rất công phu, tỉ mỉ với hình ảnh mặt trời nằm ở chính giữa. Loại cờ Nhật Bản này cũng có nhiều biến tấu được sử dụng trên biển hay các chuyến di chuyển.
Cờ địa phương Nhật Bản
Nhật Bản có tổng cộng 47 tỉnh thành, mỗi tỉnh của đất nước này đều sở hữu một lá cờ riêng, không ai giống ai. Ở mỗi lá cờ của mỗi tỉnh đều có nền đơn sắc, riêng Ehime thì được phủ màu, ở giữa là biểu tượng của mỗi tỉnh. Riêng lá cờ của Hiroshima có nhiều chi tiết phù hợp với quốc kỳ của nước này nên có thể được sử dụng để làm cờ quốc gia.
Ở một số lá cờ còn có chữ Nhật ở vùng trung tâm lá cờ, ví dụ như tỉnh Kumamoto sẽ có chữ Katakana, xung quanh được bao quanh bởi sóng biển tượng trưng cho sức mạnh vô hạn. Các biểu tượng từ chữ cho đến hình ảnh được thuê trên các lá cờ nền trắng đều có một quy ước chung với tỉ lệ 2 phần 3.
Lịch sử của Quốc kỳ Nhật Bản
Cờ Nhật bản là một trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước được mệnh danh là xứ sở mặt trời mọc. Lá cờ này đã xuất hiện từ rất lâu, để có được diện mạo như ngày hôm nhay, quốc kỳ Nhật Bản đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm.
Cờ Nhật Bản trước năm 90
Cờ Nhật bản xuất hiện lần đầu tiên ở đầu thế kỷ 13 và được sử dụng với Nhật hoàng Shogun trong cuộc kháng chiến chống lại sự bành trướng của đế chế Mông Cổ. Trước khi chiến tranh thế giới lần hai xảy ra, đế quốc Nhật đã sử dụng dụng lá cờ này trong các công cuộc mở rộng lãnh thổ quốc gia, xâm lược các quốc gia khác.
Lúc này cờ cảu Nhật cơ bản có những đặc điểm gần như rất giống với quốc kỳ Nhật hiện tại. Ở thời điểm này các lá cờ nhật thường sẽ có xu hướng đem chấm tròn đỏ về phía bên trái lá cờ tượng trưng cho quân đội hoàng gia Nhật bản trong thời kì sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sau đó là cả trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ năm 1990 đến hiện tại
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 với chiến thắng giành cho phe đồng minh và sự thất bại thảm hại giành cho phe phát xít. Hậu quả là kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng một cách trầm trọng và bắt đầu suy thoái. Tham vọng bá chủ châu Á của Nhật gần như vỡ mộng.
Sau đó không lâu khi nền chính trị cũng như nền hòa bình của Nhật được ổn định thì chính phủ Nhật Bản đã quyết định ban hành những đạo luật quy định về quốc kỳ. Lúc này đạo luật của chính phủ chính thức được ban hành công nhân lá cờ nền trắng tâm đỏ là quốc kỳ của Nhật Bản
Ý nghĩa của cờ Nhật Bản
Cờ Nhật Bản không chỉ là quốc kỳ để phân biệt Nhật với các nước khác trên thế giới mà nó còn là biểu tượng đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Lá cờ này mang trong mình 2 màu trắng và đỏ nhiều ý nghĩa biểu trưng cho con người, cho thiên nhiên Nhật Bản.
Nền màu trắng
Màu nền trên quốc kỳ cảu mỗi quốc gia đều có những ý nghĩa riêng, biểu trưng riêng cho chính quốc gia của họ mà chỉ có họ mới có thể hiệu được. Cờ Nhật Bản có thiết kết rất đơn giản với nền toàn bộ có màu trắng. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết trong lối sống sinh hoạt hằng ngày của con người nơi đây.
Màu trắng khi kết hợp cùng hình tròn đỏ thể hiện sự nhiệt huyết, chân thành của người dân Nhật trong cuộc sống và cả trong công việc. Quốc kỳ của Nhật mang những ý nghĩa riêng biệt mà thông qua lá cờ ta có thể thấy được những nét đặc trưng của người dân nơi đây.
Hình tròn đỏ trên cờ Nhật Bản
Khi nhìn vào cờ Nhật Bản ta chỉ thấy có 2 màu trắng đỏ, nhìn sơ qua thì ta thấy rất đơn giản, không có gì đặc biệt. Tuy nhiên bên trong lá cờ này ẩn chứa nhiều ý nghĩa mà chỉ có con người Nhật Bản mới có thể giải thích được. Hình ảnh chấm tròn đỏ trên nền trắng của lá cờ là đại diện cho mặt trời, chỉ ra hướng mọc của mặt trời.
Chính vì vậy mà Nhật Bản còn được mệnh danh là đất nước của xứ sở mặt trời mọc. Trong quan niệm của người dân Nhật, mặt trời là hiện thân của vị thần Amaterasu, đây là vị thần đã tạo ra đất nước Nhật Bản. Theo các truyền thuyết được lưu truyền từ Nhật Bản, thần Amaterasu là mẹ đẻ của đời Thiên hoàng thứ nhất.
Quốc kì xuất hiện trong các lễ nghi, phong tục ra sao
Đã từ rất lâu khi vẫn còn chưa được công nhận là quốc kỳ, cờ Nhật Bản đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động vui chơi, các lễ nghi và các phong tục, tập quán người Nhật. Vậy lá cờ này được sử dụng như thế nào trong các phong tục tập quán người Nhật?
Dùng trong các nghi thức
Lá cờ Nhật Bản được sử dụng hầu hết trong các nghi thức cổ truyền của người dân Nhật Bản, tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của người dân nơi đây với vị thần mặt trời đáng kính của họ. Theo lễ nghi Nhật, quốc kỳ có thể treo từ khi mặt trời bắt đầu ló dạng và kết thúc khi hàng hôn buông xuống.
Cờ Nhật Bản dùng để tưởng niệm
Khi một trong những nguyên thủ của quốc gia mất, người dân sẽ tiến hành nghi thức để tang tưởng niệm cho người đứng đầu quốc gia. Cờ của nước Nhật Bản lúc này sẽ được treo kiểu bán kỳ hay còn được gọi là cờ rủ bán kỳ.
Theo đó người dân và các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ treo cờ rủ bán kỳ để thể hiện niềm tiếc thương đối, tưởng nhớ công ơn với người đứng đầu quốc gia của họ.
Ngoài ra, trong khi treo cờ tượng niệm người dân Nhật có thể gắn thêm dãy băng màu đen phía trên quốc kỳ. Cách treo cờ tưởng niệm này có tên là cờ rủ điếu kỳ, thường được dùng để tưởng niệm các Nhật Hoàng và các Nội các khi họ không may qua đời.
Dùng trong các trường học
Ngoài việc sử dụng cờ Nhật Bản trong các nghi lễ, tôn giáo hoặc tưởng niệm, quốc kỳ Nhật còn được sử dụng rộng rãi ở các cơ quan giáo dục nước này. Bộ giáo dục Nhật Bản đã tiến hành ban bố các quy định về việc sử dụng quốc kì trong môi trường giáo dục.
Lá cờ này sẽ được treo ở các trường học khi học sinh Nhật tiến hành hát quốc ca- bài hát thiêng liêng của mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy giáo dục. Ở các buổi lễ trao thưởng, hoặc lễ tốt nghiệp, quốc kỳ bắt buộc phải được treo lên và học sinh, sinh viên bắt buộc phải hát quốc ca nhằm thể hiện sự biết ơn đối với thế hệ tổ tiên cũng như nữ thần mặt trời đã tạo ra đất nước Nhật.
Kết luận
Cờ Nhật Bản thể hiện sự thanh khiết, trong sáng của người dân Nhật Bản, đồng thời đây cũng là biểu tượng đặc trưng của đất nước xứ sở hoa anh đào trong mắt bạn bè quốc tế. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về quốc kỳ của đất nước mặt trời mọc.