Wibu là một tiếng lóng thông dụng trong giới những người yêu thích văn hóa Nhật Bản. Hiện nay từ ngữ này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn so với những năm trước đây. Những nội dung trong bài viết này sẽ bật mí cho bạn nguồn gốc xuất xứ và cách sử dụng của từ ngữ này chi tiết nhất.
Thế nào là Wibu?
Wibu là một từ rất quen thuộc với giới trẻ Việt Nam hiện nay. Từ ngữ này mang nhiều tầng lớp ý nghĩa, có thể là tiêu cực cũng có thể là tích cực. Vậy thế nào là một Wibu?
Wibu được bắt nguồn từ cụm từ “weeaboo” ý chỉ những người phương Tây bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản. Họ xem nền văn hoá này hơn hẳn những ý nền văn hoá khác. Sau đó cụm từ weeaboo dần lan sang đến Việt Nam và được đọc biến âm là Wibu.
Cụm từ Wibu ở Việt Nam được dùng để chỉ những người phát cuồng với nền văn hoá nhật như manga hay anime theo một nghĩa mỉa mai. Nhưng hiện nay với sự phát triển của xã hội từ ngữ này dần được dùng như một cách nói đùa giữa những người yêu thích văn hóa Nhật Bản với nhau.
Phải chăng từ Wibu đang bị sử dụng sai cách?
Wibu là một từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, ám chỉ những người yêu thích cực đoan với nền văn hóa Nhật Bản và do cách mọi người sử dụng mà từ ngữ này dần mang ý nghĩa tích cực hơn. Nhưng hiện nay trên không gian mạng từ ngữ này đang bị lạm dụng quá nhiều.
Wibu được dùng như một từ mỉa mai những người phát cuồng vì manga (truyện tranh) hay anime (phim hoạt hình) của Nhật. Đây là một việc rất thường xảy ra trên các fanpage hay blog đăng thông tin về manga hay anime.
Hoặc là trong các cuộc tranh cãi diễn ra ở các topic khi những bạn dùng hình đại diện là nhân vật trong một bộ truyện hay phim hoạt hình nào đó bình luận vào thì lại nhiều câu trả lời như, Wibu không có quyền bình luận. Những người đã trả lời bình luận như thế cũng chưa chắc đã hiểu và dùng đúng nghĩa của từ Wibu này.
Bởi vì Wibu vốn là một từ ám chỉ những người phát cuồng với nền văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên đôi khi những người dùng ảnh đại diện là hình nhân vật manga hoặc anime chỉ đơn thuần là họ thấy đẹp và thích chứ cũng không hẳn là xem và phát cuồng vì nó.
Cho nên việc gọi hết tất cả những người để ảnh đại diện nhân vật manga, anime hoặc chỉ xem một bộ truyện tranh nào đó là Wibu thật sự rất phiến diện. Cho nên trước khi dùng từ Wibu này với một ai đó khi chưa hiểu.
Nguồn gốc ra đời của từ Wibu?
Như đã nói ở trên Wibu là từ biến âm của “weeaboo” nhưng ít ai biết rằng từ weeaboo cũng có tiền thân là một từ khác. Từ ngữ này được đọc là Wapanese xuất hiện nhiều trên website 4chan vào những năm 2000.
Đây là từ được kết hợp từ white (trắng hoặc là da trắng) hoặc wannabe (muốn được trở thành) , Janpanese (Nhật Bản). Cách ghép từ như vậy đã thể hiện rõ ràng ý nghĩa của nó, dùng để chỉ những người da trắng phát cuồng với nền văn hoá của Nhật Bản. Sau đó nó dần lan rộng ra những nước khác và khi đến Việt Nam thì được gọi là Wibu,
Wibu và Otaku có giống nhau?
Wibu và Otaku đều là những từ dùng để ám chỉ những người quá cuồng nhiệt với một cái gì đó của Nhật Bản. Sở thích của họ có thể là manga hoac anime hay mô hình. Tuy nhiên hai từ này lại có cách sử dụng khác nhau, Wibu và Otaku khác nhau ở điểm nào hãy cùng khám phá trong những nội dung phía dưới.
Tìm hiểu về Otaku
Để hiểu rõ hơn về Wibu và Otaku, trước tiên cần phải biết Otaku là gì. Đây là một từ có nguồn gốc từ Nhật Bản, được người Nhật dùng để chỉ những người ám ảnh điên cuồng về một thứ gì đó. Từ Otaku (おたく) có nghĩa là căn phòng cho nên nó cũng mang ý nghĩa ám chỉ những người không thích ra đường và giao tiếp với mọi người xung quanh.
Ở Nhật Bản từ Otaku được dùng với một ý nghĩa tiêu cực, ám chỉ một người có thói quen không tốt. Tuy nhiên khi từ này du nhập đến những nước khác thì lại được sử dụng với ý nghĩa tích cực hơn. Nó dùng để chỉ những người có niềm yêu thích, đam mê với manga, anime và game của Nhật Bản.
Tuy nhiên ngoài đam mê họ vẫn còn những mối quan hệ xã hội, vẫn còn ra đường và giao tiếp với mọi người. Hay nói cách khác từ “Otaku” ở phạm vi ngoài nước Nhật mang ý nghĩa như một lời khen tặng dành cho những ai thích và bỏ nhiều thời gian công sức để sưu tầm vật phẩm liên quan đến anime, game hay là truyện.
Điểm khác biệt của Otaku và Wibu là gì?
Wibu và Otaku đều có ý nghĩa và cách sử dụng giống nhau. Nhưng sự khác biệt lớn nhất của chúng đó là Wibu dùng để chỉ những người nước ngoài quá cuồng nhiệt và tôn thờ nền văn hoá của Nhật. Trong khi đó Otaku là từ ngữ có nguồn gốc từ Nhật Bản ý chỉ chung những người phát cuồng với mô hình, game hay truyện tranh dù là người nước ngoài hay người Nhật.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam ý nghĩa và cách dùng của hai từ Wibu và Otaku này không còn được phân biệt quá rõ ràng như thế nữa. Vào khoảng từ năm 2012 cho đến 2016 những người yêu thích văn hóa Nhật Bản thường gọi nhau là Otaku nhưng đến khoảng 2017 cho đến nay mọi người vẫn thường gọi nhau là Wibu.
Dù vẫn còn một số ý kiến cho rằng không nên gọi nhau là Wibu bởi vì nó vốn mang ý nghĩa xấu nhưng từ ngữ này vẫn được lưu hành rộng rãi trong giới trẻ. Cho nên bạn chỉ cần hiểu và không lạm dụng từ Wibu khi sử dụng là được.
Dấu hiệu cho thấy một người là Wibu
Để nhận biết một người có phải Wibu không, hãy xem những đặc điểm dưới đây. Lưu ý những đặc điểm này được hiểu theo nghĩa xấu của Wibu tất là những ai quá đam mê và đắm chìm vào nền văn hoá của Nhật Bản.
Đam mê mãnh liệt với những sản phẩm giải trí của Nhật
Điều đầu tiên để nhận biết một người có phải Wibu hay không đó chính là số lượng manga và anime mà họ đã xem hoặc game mà họ chơi. Thông thường một người khi được gọi là Wibu thì phải đọc và am hiểu rất nhiều về truyện tranh của Nhật Bản. Thậm chí họ còn đi học tiếng Nhật để có thể tìm hiểu kỹ càng hơn và các truyện và anime mà mình thích.
Wibu là người thường xuyên sử dụng những từ tiếng Nhật
Việc thường xuyên dùng những từ ngữ trong tiếng Nhật xen lẫn với tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày cũng là dấu hiệu cho thấy một người là Wibu. Bởi vì họ bị ảnh hưởng bởi anime hay những phim hoặc game của Nhật cho nên sẽ vô thức bắt chước theo cách dùng từ của đất nước này.
Các từ ngữ thường tiếng Nhật thường được dùng là: konichiwa, etou, onee chan, onii chan, sayonara…. Việc xen lẫn các từ ngữ này vào những câu giao tiếp hàng ngày có thể khiến người xung quanh khó chịu và cũng khiến họ trở thành một người lập dị trong mắt người khác theo đúng nghĩa Wibu. Vì thế nếu thấy bạn hoặc người thân của mình bắt đầu có thói quen này thì hãy giải thích cho họ hiểu.
Sưu tầm nhiều vật phẩm về phim hoặc game của Nhật
Những người là Wibu họ thường có một căn phòng đầy các mô hình, giá sách và vật phẩm chung về manga, anime hay game của Nhật. Trong đó có những mô hình hoặc vật phẩm có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Có thể nói đây là một đặc trưng không thể nhầm lẫn của những ai là Wibu.
Theo cái nhìn khách quan thì sưu tầm những vật phẩm này là một sở thích tốt. Nó giúp đời sống tinh thần của con người được thoải mái, thư giãn hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Wibu là người cố tỏ ra mình hiểu biết về nước Nhật
Khi một người là Wibu họ không chỉ tìm hiểu về sở thích của mình mà còn tìm hiểu về tất cả những lĩnh vực văn hoá của Nhật Bản. Cho nên khi có ai hỏi đến văn hoá của Nhật Bản họ sẽ trả lời rất nhiều cứ như là đã từng sống ở đất nước đó vậy.
Việc này thật ra cũng không xấu, tuy nhiên đôi khi những thông tin mà họ lấy được lại là những thông tin không chính xác. Điều này khiến họ vô tình truyền bá sai về văn hóa Nhật Bản và trở thành một “chiếc thùng rỗng kêu to” mà chính họ cũng không biết.
Làm sao để không trở thành một Wibu?
Tuy nhiên khi xét về nghĩa gốc thì Wibu mang một ý nghĩa mỉa mai miệt thị người quá cuồng đối với văn hoá Nhật. Vì vậy nhiều người không hề muốn bị gọi là Wibu vậy làm thế nào để mọi người xung quanh không gọi bạn như thế?
Đầu tiên hãy dừng việc sử dụng từ ngữ tiếng Nhật một cách bừa bãi. Mỗi ngôn ngữ đều có cái hay riêng của nó, nếu bạn sử dụng tiếng Việt cố bắt chước ngữ âm và xen lẫn các từ của tiếng Nhật sẽ làm cho mọi người khó chịu và cũng làm cho chính bản thân bị rối loạn ngôn ngữ.
Chỉ nên nói về sở thích và đam mê của mình với những người thích hợp. Bạn sẽ gặp rất nhiều người và không phải ai cũng có sở thích giống với bạn. Nếu cố ép họ nghe bạn kể về sở thích của bản thân thì chỉ khiến mối quan hệ của cả hai dần trở nên tệ đi. Điều này sẽ khiến cho bạn bè dần xa lánh và gọi bạn là Wibu với hàm ý mỉa mai.
Ngừng việc thần thánh hoá về nước Nhật bởi vì mỗi đất nước đều có cái tốt và cái xấu riêng. Nhật Bản cũng thế, đây là một đất nước mang cho bạn rất nhiều cảm xúc vì nền văn hoá đặc biệt của họ nhưng không phải tất cả về Nhật Bản đều tốt. Cho nên khi trong những cuộc trò chuyện nếu có ai nói về những mặt tối của đất nước này cũng đừng nên phản ứng thái quá.
Tổng kết
Wibu vốn mang ý nghĩa xấu nhưng theo thời gian nó dần trở thành một từ mà những người yêu thích văn hóa Nhật Bản trêu chọc nhau. Tuy nhiên khi chưa hiểu hoặc chưa biết rõ về từ ngữ này đừng nên sử dụng bừa bãi để tránh gây tổn thương, cảm xúc tiêu cực cho người mà bạn dùng.