Việc học bảng chữ cái tiếng Nhật, đặc biệt là bảng chữ Hiragana là bước đầu tiên và quan trọng giúp bạn đặt nền móng cho quá trình học hiểu tiếng Nhật sau này. Nếu như tập trung và ghi nhớ tốt thì chỉ mất khoảng 1-2 buổi, nhưng cũng có người ma át đến cả tuần mới có thể làm quen và nhận mặt chữ tiếng nhật. Với cách thức được đưa ra bên dưới, chắc chắn bạn sẽ tìm được cho mình phương pháp học tập hiệu quả.
Đọc bảng chữ cái tiếng Nhật như thế nào mới chuẩn?
Tiếng Nhật là hệ thống ngôn ngữ được đánh giá đa dạng và cũng tương đối phức tạp. Họ sử dụng tới 4 hệ thống chữ viết gồm những ký tự hoàn toàn không giống nhau. Để tính ra số lượng, hệ thống chữ tiếng Nhật có 46 âm tiết cơ bản, phân loại ra các hệ thống chữ viết khác nhau và việc sử dụng đúng những thành phần này thật sự rất quan trọng đối với người học tiếng Nhật.
Phát âm tiếng Nhật sẽ là phát âm các nguyên âm, phụ âm và học cách ghép các nguyên âm với phụ âm tạo thành từ một âm tiết. Khi nhớ được cách phát âm những từ này tức là đã có thể nắm được quy tắc đọc bảng chữ cái tiếng Nhật rồi.
Hệ thống chữ viết tiếng Nhật đa dạng và thú vị
Tổng quan ngắn gọn, bảng chữ cái tiếng Nhật có 4 loại là bảng chữ cái Hiragana, Bảng chữ cái Katakana, Bảng chữ cái Kanji và Bảng chữ cái Latinh. Hiragana bao gồm các chữ đơn âm chia là nguyên âm và phụ âm, việc ghép các nguyên âm và phụ âm này vào với nhau sẽ được các từ.
Katakana cũng là những từ có một âm tiết, người ta thường sử dụng khi phiên âm những từ nước ngoài. Khi dùng trong đời sống hàng ngày, người ta hay sử dụng hiragana và katakana kết hợp với nhau tạo thành bộ âm thanh đặc trưng khi nhắc về tiếng Nhật.
Bảng chữ cái Kanji là các ký tự giống với tiếng Trung Quốc, được sử dụng làm hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật. Nếu như các chữ hiragana và katakana chỉ đơn giản mang đến cách đọc ngữ âm thì chữ Kanji ẩn chứa trong đó tượng hình và ý nghĩa của ký tự. Tiếng Nhật sử dụng khoảng 200 chữ tượng hình phổ biến giúp làm nên sự phong phú và đầy đủ ngữ nghĩa trong giao tiếp.
Bảng chữ cái tiếng Nhật còn có thêm chữ cái Latinh được sử dụng để ký hiệu những từ viết tắt, thường là tên các công ty. Mục đích sử dụng ở đây mang đến sự tiện dụng và tính thẩm mỹ cao hơn trong văn bản.
Đi vào thực hành việc phát âm chữ cái tiếng Nhật
46 âm tiết trong tiếng Nhật bao gồm trong đó cả nguyên âm và phụ âm. Nếu như để riêng phụ âm thì không có ý nghĩa mà phải ghép với các nguyên âm tạo nên âm tiết trọn vẹn cho nó. Ở đây người học cần tập trung cả vào ngữ điệu của âm tiết, để ý kỹ những biến thể và các trường hợp ghép âm đặc biệt. Âm tiết ngắn hay dài đôi khi quyết định hẳn nghĩa của câu nói, vì thế yếu tố này cần được đặc biệt chú ý.
Bắt đầu từ các nguyên âm
Năm nguyên âm trong bảng chữ cái bạn cần phải nắm chắc khi học tiếng Nhật chính là あ(a) – い(i) – う(ư) – え(ê) – お(ô). Những nguyên âm này đóng vai trò quan trọng vì nó quyết định cách phát âm của tất cả những hàng chữ theo sau nó. Cách phát âm chữ あ gần giống với chữ “a” trong tiếng Việt; tương tự chữ い được phát âm giống với “i”;う có cách phát âm gần giống với chữ “ư” ; え được phát âm là “ê”; お thì cách phát âm của nó giống với chữ “ô”.
Phụ âm “K” ghép với các nguyên âm chính
Trong bảng chữ cái tiếng Nhật phụ âm K khi ghép với nguyên âm, hàng này được đọc là か(ka) – き(ki) – く(kư) – け(kê) – こ(kô). Chữ này cũng tương tự chữ “k” trong tiếng Việt nên ghép vào bạn cũng đọc tương tự các chữ âm k và c là được, không có trường hợp nào đặc biệt cần lưu ý ở đây cả.
Phụ âm “s” ghép với các nguyên âm
Hàng “s” người học sẽ thực hiện ghép âm “s” với các nguyên âm để tạo thành từ đơn. ở đây có một trường hợp đặc biệt, khi ghép “s” với “i” chúng ta sẽ không đọc “si” như bình thường mà đọc là “shi”, tức ở đây âm “sh” sẽ nặng hơn, bạn tưởng tượng giống như từ “she” – ngôi thứ 3 trong tiếng Anh vậy.
Ghép hàng “t” – た(ta) – ち(chi) – つ(tsu) – て(tê) – と(tô)
Hàng này trong hiragana có một số điểm cần lưu ý. Thứ nhất, “t” ghép với “i” sẽ không độc là “ti” mà phải đọc là “chi”, phát âm giống chữ “ch” trong tiếng Việt vậy. Còn trường hợp tiếp nữa là chữ “t” ghép với “ư” không phải là “tư” mà là “tsu” đọc lái giữa “tư” và “sư”. Trường hợp này xảy ra cực kỳ thường xuyên, vì thế nên bạn hãy lưu tâm và ghi nhớ cẩn thận để tránh đọc sai nhé.
Ghép hàng “n” ta được な(na) – に(ni) – ぬ(nư) – ね(nê) – の(nô)
- Phụ âm な kết hợp với nguyên âm “あ”, tạo thành từ mà ta đọc là “na”
- Phụ âm に kết hợp với nguyên âm “い” trong bảng chữ tạo thành âm có cách đọc là “ni”.
- ぬ là từ được ghép giữa “n” với âm “う”, trường hợp này bạn phải đọc là “nu” mới đúng chuẩn.
- Phụ âm “n” kết hợp với nguyên âm “え”, tạo thành từ “ね (nê)”
- Ghép phụ âm “n” với nguyên âm “お”, thì từ nhận lại được là の (no)”
Ghép hàng “h” ta được は(ha) – ひ(hi) – ふ(fu) – へ(hê) – ほ(hô)
- Khi ghép giữa phụ âm “h” với nguyên âm “あ”, ta được chữ は, đọc là “ha”.
- Tiếp đến ghép chữ “h” với âm “い” thì được chữ ひ, đọc là “hi”
- Phụ âm “h” ghép với chữ “う” tạo nên chữ ふ được đọc là “fu”
- Khi đem “h” kết hợp với âm “え” tạo thành へ đọc là “hê”
- Với sự kết hợp giữa phụ âm “h” và nguyên âm “お” tạo thành ほ, đọc sẽ là “hô”
Tương tự các phụ âm và nguyên âm khác khi đọc cũng sẽ theo âm đi sau để tạo thành tiếng phù hợp.
Tìm hiểu ngữ pháp tiếng Nhật
Có nhiều người học tiếng Nhật chỉ chú trọng thuộc bảng chữ cái tiếng Nhật sau đó làm sao có thể nghe hiểu và giao tiếp cơ bản. Tuy nhiên học chuẩn ngữ pháp là điều cực kỳ cần thiết và giúp cho tiến trình chinh phục ngôn ngữ của người học diễn ra nhanh chóng, trơn tru hơn nhiều.
Câu chuẩn ngữ pháp giúp cho bạn ghi điểm trong mắt người bản xứ, được đánh giá ở trình độ cao hơn. Nhờ thế cho nên những cơ hội và ưu tiên cũng sẽ xảy đến nhiều hơn những người học tiếng kiểu khẩu ngữ đơn giản. Đặc biệt với trật tự ngữ pháp chuẩn chỉnh, bạn có thể tự tin diễn tả các câu dài và xâu chuỗi, hiểu rõ thông tin trong khi giao tiếp.
Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản sẽ bao gồm thứ tự của chủ ngữ – tân ngữ – động từ. Thứ tự này có phần đảo ngược so với tiếng Việt (chủ ngữ – động từ – tân ngữ). Cho nên bạn phải xác định đúng thành phần trong câu và đặt chúng theo nguyên tắc thì gần như sẽ luôn đúng trong mọi tình huống.
Hướng dẫn người học tiếng Nhật sao cho hiệu quả
Đối với từ mới, người học không nên chỉ học những từ độc lập mà ghép nó tạo thành cụm từ hoặc là thành những câu ngắn, nhóm từ liên quan đến nhau. Như thế thì việc nhớ sẽ dễ hơn mà cũng nhớ lâu hơn nhiều so với cách học riêng lẻ.
Học ngữ pháp thực sự cần thiết, tuy nhiên nó không phải là tất cả. Bạn hãy cố gắng kết hợp nó với giao tiếp thực tế, học qua các chương trình truyền hình… để vận dụng tốt hơn những điều được học trong văn cảnh cụ thể.
Học nghe cực kỳ quan trọng, nghe giúp bạn nắm bắt được khẩu ngữ, rèn luyện phản xạ tiếng Nhật linh hoạt hơn. Không học lướt ván mà hãy tập trung học chậm mà chắc, nắm thật chặt những kiến thức được truyền tải, không cần vội vàng.
Nên sử dụng tài liệu học là tài liệu thực tế, giao tiếp đời sống, truyện ngắn, bản tin… để cụ thể hóa hoàn cảnh sử dụng đối với các từ nhất định, tránh dùng từ sai ngữ cảnh. NGhe nhiều và lặp lại có tác dụng rất lớn trong việc để kiếm thức đi sâu vào tiềm thức.
Học bảng chữ cái tiếng Nhật chú tâm sẽ thuộc nhanh
Có nhiều cách thức để nhanh chóng thuộc lòng bảng chữ cái khi bắt đầu nhập môn tiếng Nhật. Quan trọng bạn dành cho nó đủ thời gian và tâm huyết thì chắc chắn sẽ thành công được thôi.
Phương pháp học tiếng Nhật theo kiểu “cơ bắp”
Phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật này được hiểu là việc bạn sử dụng hình thức lặp lại nhiều lần, viết đi viết lại các chữ, các nguyên âm, phụ âm, ghép chúng lại với nhau và tiếp tục hoạt động này. Đọc và viết càng nhiều sẽ càng thông thạo mặt chữ. Theo như các chuyên gia giáo dục ngôn ngữ khuyên rằng bạn nên dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút để thực hiện ôn luyện, tập viết ra giấy, vừa viết vừa nhẩm theo.
Có thể học bảng chữ cái thông qua gán ghép với hình ảnh
Chúng ta đều biết rằng hệ thống hình ảnh sẽ kích thích trí tưởng tượng và hỗ trợ trí nhớ tốt hơn việc chỉ nhìn qua chữ viết. CHo nên học đến các từ, bạn có thể liên tưởng hình ảnh có liên quan đến chữ cái tiếng Nhật đó để nhớ nhanh và nhớ lâu hơn.
Sử dụng thẻ Flashcard luôn là lựa chọn tuyệt vời
Học bảng chữ cái tiếng Nhật hay ngôn ngữ gì đi nữa thì việc sử dụng thẻ Flashcard vẫn luôn được ưa chuộng và đem đến những hiệu quả tuyệt vời. Với việc tiện dụng, nhỏ gọn nên có thể đem đi khắp mọi nơi, học ở nơi đâu cũng được. Những tấm thẻ này vừa giúp tiết kiệm thời gian lại giúp chúng ta học tập nhanh chóng và dễ thuộc.
Những bài hát tiếng Nhật hay cũng giúp ích cho việc học tập
Âm nhạc mang theo giai điệu và cảm xúc dễ đi vào tiềm thức con người, bởi thế bạn có thể vừa học mà vừa thư giãn, không gây căng thẳng mệt mỏi nhưng vẫn đem đến những hiệu quả bất ngờ trong quá trình tìm hiểu, học thuộc lòng bảng chữ cái.
Kết luận
Bảng chữ cái tiếng Nhật nếu như nắm được phương pháp học và hiểu về bản chất ghép từ thì sẽ thấy nó cũng tương đối đơn giản, chẳng có gì quá đỗi khó khăn phức tạp ở đây. Hy vọng rằng dựa vào những thông tin chia sẻ ở bên trên, bạn đọc sẽ có cho mình phương pháp học tập hiệu quả để nhanh chóng chinh phục được ngôn ngữ thú vị này.