Bảng chữ cái Hiragana (chữ mềm) là bảng chữ cái cơ bản trong tiếng Nhật. Việc thuộc lòng bảng Hiragana là việc đầu tiên mà người bắt đầu học tiếng Nhật phải làm để chuẩn bị tốt cho việc học lên cao. Hiragana bao gồm 46 chữ cái cơ bản, cùng với các dạng biến thể của nó bao gồm: Âm đục, Âm ghép, Âm ngắt và Trường âm. Hãy cùng mình tìm hiểu về phương pháp 5 ngày học bản chữ cái tiếng Nhật nhé!
Ngày 1, 2 – Học 46 chữ cái Hiragana cơ bản
Cách học 46 chữ cái Hiragana cơ bản
Bảng chữ cái Hiragana được tạo thành bởi các nét uốn lượn và mềm mại nên còn có cách gọi khác là bảng chữ mềm. Về phát âm, các âm trong tiếng Nhật được xây dựng nên từ 5 nguyên âm cơ bản: a, i, u, e, o và một âm mũi /n/.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Bảng chữ cái tiếng Nhật cho người mới bắt đầu tìm hiểu
- Phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật như thế nào cho người mới?
- Phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật dễ thuộc nhất
Chúng ta sẽ học bảng chữ cái Hiragana theo từng hàng ngang với các bước như sau:

Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ. Hãy liên tưởng hình dáng các chữ cái thành các sự vật xung quanh mình để dễ nhớ hơn.
Bước 2: Kết hợp vừa nhìn chữ cái, vừa nghe audio phát âm của chữ và nhại lại theo. Hãy nghe và nhắc lại thật nhiều lần cho đến khi bạn phát âm giống hệt như audio.
Bước 3: Chỉ tay vào chữ cái và tự đọc to. Song song với việc kiểm tra xem bạn đã nhớ đúng cách đọc chữ cái chưa thì cần kiểm tra cả cách phát âm của bạn có chuẩn không. Cách dễ nhất là tự ghi âm lại phần mình đọc và so sánh nó với bản audio.
Bước 4: Tập viết từng chữ cái đúng thứ tự các nét. Viết đi viết lại nhiều lần để mặt chữ in sâu vào tâm trí bạn.
Bước 5: Ôn tập lại thường xuyên bằng Flashcard. Bạn có thể tự tạo các tấm thẻ nhỏ, một mặt ghi chữ cái Hiragana, mặt còn lại ghi cách đọc của chữ cái đó. Mang bộ Flashcard này theo bên mình và ôn tập bất cứ khi nào rảnh rỗi là cách tuyệt vời để nhớ lâu hơn.
Để dễ hình dung các bước học trong 5 ngày học bản chữ cái tiếng Nhật, chúng ta cùng xem thử 1 ví dụ cụ thể nhé!
Hàng đầu tiên của bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana – Hàng A gồm các chữ cái あ、い、う、え、お
Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ: Khi nhìn vào các chữ cái này, bạn thấy nó giống những gì? Dưới đây là một vài gợi ý mình dành cho bạn.
Bước 2: Lắng nghe phần phát âm và nhại lại. Chú ý: Với chữ う (u) ta sẽ phát âm ở giữa [u] và [ư], khi phát âm thì tròn môi.
Bước 3: Chỉ tay vào chữ cái và đọc to.
Bước 4: Tập viết từng chữ đúng thứ tự các nét. Luyện viết mỗi chữ ít nhất 2 dòng.
Bước 5: Ôn tập thường xuyên bằng Flashcard.
Các điểm cần lưu ý
Về cách phát âm:
Hai chữ し (shi) và つ (tsu) có cách phát âm đặc biệt:
Với chữ し (shi), khi phát âm ta khép hai răng lại và bật hơi.
Với chữ つ (tsu) khi phát âm thì khép hai răng lại, đưa lưỡi chạm vào hàm trên và bật hơi ra, chú ý tránh nhầm với chữ す (su) nhé!
Ngày 3 – Học âm đục, âm bán đục và âm ghép
Âm đục, âm bán đục
Từ những chữ cái cơ bản, người Nhật đã mở rộng bảng chữ cái của mình bằng cách thêm dấu vào một số hàng. Cụ thể:
Âm đục: Thêm dấu「〃」(gọi là tenten) vào phía trên bên phải các chữ cái hàng KA, SA, TA và HA.
Âm bán đục: Thêm dấu「○」(gọi là maru) vào phía trên bên phải các chữ cái của hàng HA.
Cần lưu ý: Chữ ぢ (ji) và づ (zu) có cách phát âm giống hệt じ (ji) và ず (zu), tuy nhiên trong tiếng Nhật, từ vựng có chứa các chữ này không nhiều. Chủ yếu sử dụng じ (ji) và ず (zu).
Âm ghép
Các chữ cái thuộc cột I (trừ い) đi kèm với các chữ や、ゆ、よ được viết nhỏ lại sẽ tạo thành âm ghép.
Cần lưu ý: Với các chữ しゃ (sha)、しゅ (shu)、しょ (sho)、ちゃ (cha)、ちゅ (chu)、ちょ (cho)、じゃ (ja)、じゅ (ju)、じょ (jo) khi phát âm sẽ phải bật hơi.
Ngày 4 – Học âm ngắt và trường âm
Âm ngắt
Âm ngắt là các âm khi phát âm sẽ có khoảng ngắt, được biểu thị bằng chữ 「つ」được viết nhỏ lại thành 「っ」. Khi đó, ta sẽ gấp đôi phụ âm đằng sau nó.
Theo dõi các ví dụ sau để dễ hình dung hơn nhé.
いっかい:/ikkai/
いっぷん:/ippun/
いっしょに:/isshoni/
きって:/kitte/
Trường âm
Trường âm là những nguyên âm được phát âm kéo dài ra, có độ dài gấp đôi các nguyên âm [あ] [い] [う] [え] [お] bình thường.
Ví dụ:
Các nguyên tắc trường âm
- Hàng A có trường âm là あ. Vd: おかあさん
- Hàng I có trường âm là い. Vd: おじいさん
- Hàng U có trường âm là う. Vd: ゆうびんきょく
- Hàng E có trường âm là え hoặc い (đa số là い). Vd: とけい, おねえさん
- Hàng O có trường âm là お hoặc う (đa số là う). Ví dụ: おおきい, おとうさん
Cần lưu ý: Thêm trường âm sẽ làm thay đổi ý nghĩa của từ. Vì vậy, cần chú ý luyện phát âm cho đúng ngay từ đầu để tránh gây hiểu sai và dùng sai khi luyện giao tiếp tiếng Nhật sau này.
Vd: おばさん /obasan/: cô, bác gái khác với おばあさん /obaasan/: bà
Ngày 5 – Luyện tập
Sau khi đã học tất tần tật về bảng chữ cái Hiragana, ngày cuối cùng trong 5 ngày học bản chữ cái tiếng Nhật sẽ là lúc chúng ta ôn tập lại tổng quát những gì đã học.
Mình gợi ý cho bạn các game vui nhộn dưới đây để bạn vừa có thể tự kiểm tra, vừa thư giãn sau 4 ngày học căng thẳng nhé.
Game 1
Điền chữ còn thiếu vào bảng sau:
Game 2
Hãy nối các chữ cái Hiragana theo thứ tự từ あ đến ん để được một hình vẽ hoàn chỉnh.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Học tiếng Nhật – bộ môn cực hot cho các bạn trẻ hiện nay
- Tiếng Nhật cơ bản cho người mới bắt đầu đơn giản nhất
Ngoài ra, các bạn có thể luyện tập thêm với giáo trình Kana nyuumon. Đây là cuốn sách Nhập môn cho người mới bắt đầu, cuốn sách có phần luyện viết, đọc từ, bài tập liên quan đến 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana.
Sau 5 ngày học bản chữ cái tiếng Nhật, bạn đã có thể đọc được chữ cái Hiragana rồi chứ? Dù hiện tại tốc độ đọc của bạn còn chậm nhưng cũng đừng nóng vội, hãy chuyển sang học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana luôn nhé! Chữ Hiragana xuất hiện ở khắp các phần học sau này nên bạn có thể vừa học các kiến thức mới, vừa ôn tập Hiragana.
Tổng hợp: hoctottiengnhat.net