Samurai là thuật ngữ được nhiều người nhớ đến mỗi khi nói về Nhật Bản, một trong nhiều hình ảnh thần thoái khiến người ta nhớ về các võ sĩ đạo, những chiến binh chính thống. Vậy để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, thì bạn nên đọc qua bài viết để có được tất tần tật những thông tin quan trọng về võ sĩ đạo người Nhật.
Samurai là gì?
Samurai được biết đến là tên gọi tầng lớp quan chức, hoặc võ sĩ từ thời cổ đại cho đến trung đại đến từ quốc gia Nhật Bản. Trong từ điển của người Nhật, “Samurai (hay cụm động từ samurau)” mang ý nghĩa là ” sự phục tùng”, “phục dịch”. Samurai chiến đấu trực diện và rất coi trọng danh dự, cái tôi của bản thân mình khi chiến đấu.
Dựa theo lịch sử, ý tưởng về từ này được bắt nguồn và xuất hiện từ thế kỉ thứ 10. Số lượng võ sĩ Samurai thống lĩnh địa phương gia tăng cùng với đó là sự gia tăng của chức tướng quân. Tuy nhiên, lúc bước vào thời điểm hiện đại hóa, sự tồn tại của Samurai lại giảm xuống một cách đáng kể và theo những lời truyền miệng thì người võ sĩ đạo cuối cùng đã được người dân nhìn thấy vào năm 1867.
Những sự thật về võ sĩ đạo Samurai, bạn đã biết chưa?
Để có thể hiểu rõ hơn về Samurai, thì chúng ta sẽ cùng đi vào những sự thật về võ sĩ đạo mà bạn có thể chưa biết đến.
Kiếm Samurai có nguồn gốc, xuất xứ từ một quốc gia khác
Đúng như vậy, hiện nay vẫn còn nhiều người tưởng rằng kiếm của võ sĩ đạo là do chính Nhật Bản sản xuất, chế tạo ra. Kiếm katana đã trở thành một trong những vũ khí, biểu tượng nổi tiếng nhất trên thế giới mỗi khi nhắc về Samurai.
Những thanh kiếm có tên gọi là katana này thật ra lần đầu được nhập khẩu từ xứ sở Kim Chi và Trung Quốc vào thời xa xưa, cổ đại. Những thanh kiếm được thiết kế có lưỡi thẳng thay vì lưỡi cong dần như những thanh kiếm đang thịnh hành tại Nhật khi các Samurai bắt đầu cưỡi ngựa.
Số lượng Samurai từng tồn tại nhiều hơn so với bạn nghĩ
Samurai thường được miêu tả, được mọi người biết đến là một nhóm chiến binh nhỏ và bí mật. Nhưng thật ra những võ sĩ đạo đã xuất hiện và đã tồn tại khá đại trà từ thời cổ xưa.
Trên thực tế, các ghi chép chính thức cho thấy vào thời điểm nhất định tại Nhật Bản, có tới 10% dân số Nhật Bản là võ sĩ đạo Samurai. Đồng nghĩa với vấn đề là đa phần người dân Nhật Bản hiện nay sẽ có một đến hai thành viên trong gia đình từng là võ sĩ Samurai.
Samurai không đơn thuần là những chiến binh
Có thể nhiều bạn lầm tưởng và cho rằng các Samurai chỉ là những chiến binh không có gì nổi trội hơn, không hơn không kém, nhưng thật ra hầu hết họ đều là những người có trình độ học vấn cao. Những người được biết đến thường được mọi người xem là giới quý tộc tại Nhật Bản.
Thường có tỷ lệ những chiến binh biết chữ cao cũng như đã từng qua đào tạo về các môn học cơ bản như toán, âm nhạc,… Những kỹ năng khác mà người Nhật Bản thường có như thư pháp, thơ ca và trà đạo nổi tiếng của Nhật Bản cũng được lưu truyền, dạy cho Samurai. Tuy nhiên, có lẽ điều đáng kinh ngạc nhất trong tất cả các kỹ năng mà họ biết chính là nghệ thuật cắm hoa, một thế giới khác xa so với hình ảnh mạnh mẽ, hung dữ và hung tợn của họ.
Samurai không hẳn là bắt nguồn từ Nhật Bản
Nhiều người sau khi xem, theo dõi bộ phim “Võ sĩ đạo cuối cùng” do diễn viên nổi tiếng Tom Cruise thủ vai chính có thể đã bật cười với ý tưởng người phương Tây cho vấn đề trở thành Samurai, nhưng điều này đã từng xảy ra vào thời đại cổ xưa. Không chỉ có người Nhật mà nhiều người nước ngoài đôi khi cũng chiến đấu, mang tinh thần chiến đấu như một võ sĩ đạo.
Và sẽ được trao tặng cho một thanh kiếm đặc biệt của riêng họ, cùng cái tên tiếng Nhật đi kèm với thanh kiếm đó. Một số chiến binh Samurai đến từ phương Tây nổi tiếng có thể là những nhà thám hiểm, sĩ quan hải quân và những người buôn bán vũ khí,…
Không nhất thiết phải mang kiếm bên mình
Trong văn hóa đại chúng, Samurai và thanh kiếm của anh ta được ví như hình với bóng, là hình thể không thể tách rời, song thực tế có cả thời kỳ dài những võ sĩ đạo thậm chí không sử dụng, không mang theo kiếm katana bên mình. Thay vào đó là, vũ khí được lựa chọn và sử dụng nhiều hơn chính là cung tên.
Mãi về sau họ mới bắt đầu thay thế cung tên bằng cách sử dụng kiếm và tại thời điểm đó kiếm katana trở nên phổ biến hơn. Một trong những lý do cho sự thay đổi vũ khí chiến đấu là vì các Samurai bắt đầu chiến đấu trên lưng ngựa nhiều hơn trước nên việc sử dụng kiếm sẽ tiện lợi và dễ dàng hơn so với việc sử dụng cung tên.
Lịch sử về võ sĩ đạo Nhật Bản
Bên cạnh những sự thật thú vị, thì để hiểu sâu về nguồn gốc cũng như xuất thân của võ sĩ đạo, chúng ta cùng điểm qua những giai đoạn khác nhau của Samurai.
Thời đại Heian
Thông qua chế độ tư nhân hóa tài sản (※vùng đất mới được các tư nhân khai thác sẽ thuộc quyền sở hữu của người người khai thác) được cải cách vào thời điểm lúc bấy giờ. Những người nông dân đã phát triển khu vực đất đai chưa được khai thác nhằm lập nghiệp và xây dựng khối tài sản cho riêng mình.
Từ đó, người nông dân dần tự trang bị cho bản thân khả năng, năng lực tự vệ, thành lập ra nhiều nhóm đoàn để các thế lực mạnh hơn không thể chạm vào hay lấy đi khối tài sản, đất đai mà họ đã tự tay gây dựng lên. Những nhóm người này được biết đến với tên gọi là “Võ sĩ đoàn” (武士団 Bushi-dan)- là sự ra đời của võ sĩ, về sau được gọi là Samurai.
Vào thế kỷ thứ 12
Xuất thân từ tầng lớp nhà nông, địa vị của Samurai thời bấy giờ được biết đến như gia cấp ở vị trí thấp nhất. Nhưng càng về sau, giá trị và sự tồn tại của võ sĩ đạo ngày càng được đánh giá và nâng cao, đặc biệt là thông qua trận chiến Hogen No Ran (保元の乱) .
Vào những năm 1156, tầm quan trọng của võ sĩ đạo lại càng được nhiều người biết và để mắt đến. Bên cạnh đó cũng có lời kể rằng loại kiếm có hình cong đặc trưng của Samurai đã lần đầu tiên được làm ra và sử dụng trong trận chiến này.
Samurai của thời đại Edo
Tầng lớp địa vị vào thời Edo được gọi với cái tên khác là “Sĩ Nông Công Thương” (士農工商 có nghĩa là chiến sĩ – nông dân – công nhân – thương nhân), và tầng lớp võ sĩ được bao gồm ở chữ “Sĩ”, được xếp vào cấp bậc cao nhất. Samurai có lãnh thổ riêng và thường xuyên tham gia vào các cuộc chinh chiến ở nhiều mặt trận khác nhau.
Đặc biệt, đối với các võ sĩ Samurai có cấp bậc cao, có một cách gọi đặc trưng là “Văn võ song toàn” (文武両道 vừa thông thạo kỹ năng chiến đấu, vừa thông thạo kỹ năng văn học). Bằng cách nghiêm giữ những điều tốt đẹp này, bản thân các võ sĩ đạo đều mang trong niềm tự hào, tinh thần chiến đấu và nghĩ rằng mình là một chiến binh thực thụ.
Võ sĩ đạo vào thời Minh Trị Duy Tân
Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng chuyển từ chế độ Mạc phủ Edo sang việc thành lập ra chính phủ Minh Trị. Sau khi Phó Đề đốc của Hải quân Hoa Kỳ – nước Mỹ hiện nay, Matthew C. Perry đã sang Nhật để học hỏi thêm về năng lực kinh tế và năng lực quân sự Âu Mỹ.
Tại thời điểm đó, Nhật Bản đã bị chia rẽ thành 2 phái giữa những người muốn mở cửa đất nước và những người muốn giữ sự cô lập đất nước, muốn bế quan tỏa cảng như thời bấy giờ. Cuộc cách mạng này được các Samurai cấp cao thực hiện để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của đất nước và nhân dân.
Chế độ Sĩ Nông Công Thương cũng bị bãi bỏ, võ sĩ chọn từ bỏ vị trí cấp cao của bản thân để tuyên bố về vấn đề bình đẳng. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân lớn thúc đẩy và giúp Nhật bắt kịp các nước phương Tây về mặt phát triển kinh tế lẫn công nghệ hiện đại. Có thể nói, nhờ sự hy sinh không quên mình của các võ sĩ Samurai đi đầu mà hiện nay Nhật Bản đã có được sự phát triển hùng mạnh về nhiều mặt.
Những bộ phim kinh điển nói về Samurai
Có lẽ, chúng ta không còn qua xa lạ đối với sự xuất hiện của võ sĩ Samurai trên sóng truyền hình. Hình ảnh về các võ sĩ Samurai thời xưa đã được nhiều người khắc ghi và dựng thành bộ phim hấp dẫn như Harakiri, The Sword of Doom, 13 sát thủ, The Twilight Samurai,… Bên cạnh đó, người xem không thể bỏ qua bộ phim Harakiri.
Harakiri là một bộ phim truyền hình của đài jidaigeki của Nhật Bản ra mắt năm 1962 do Masaki Kobayashi làm đạo diễn. Câu chuyện kể về cuộc chiến xảy ra giữa năm 1619 và 1630 trong thời kỳ Edo và sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Harakiri (Seppuku) đã sử dụng bối cảnh vào đầu thế kỷ 17 của thời kỳ Edo.
Toàn bộ phim kể về chiến binh không có chủ và muốn tự sát theo nghi thức của gia tộc Li Samurai do có một biến cố xảy ra với gia đình. Đầu tiên, anh nhớ lại câu chuyện cùng những gì đã từng xảy ra với chính gia đình của anh.
Bộ phim được quay tuyệt đẹp với tông chủ yếu là hai màu đen và trắng, hiển thị bố cục cảnh quay đáng kinh ngạc, những cảnh bạo lực ngập tràn màu đỏ của máu. Harakiri của Masaki Kobayashi không phải là một câu chuyện siêu anh hùng Samurai mà là câu chuyện kể về một sự trả thù hoàn hảo.
Tinh thần Samurai
Tính cách người võ sĩ Samurai Nhật Bản được xem là thước đo và rất đáng khâm phục. Cùng với đó là sự thừa hưởng từ giá trị văn hóa của Nhật Bản trong lối sống. Samurai đã sinh sống, chiến đấu hết mình cộng với tuân thủ 7 nguyên tắc của một võ sĩ Samurai như sau:
- Công bằng
- Nhân từ
- Tận tâm
- Chân thành
- Can đảm
- Coi trọng danh dự
- Tôn trọng
Kết luận
Samurai được biết đến như một hình mẫu tượng trưng, biểu tượng mỗi khi nhắc đến quốc gia Nhật Bản. Hy vọng, qua bài viết người đọc sẽ hiểu rõ hơn về võ sĩ đạo, có những nhìn nhận khách quan hơn và tìm hiểu được những yếu tố về tinh thần của võ sĩ đạo.