Với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa truyện tranh và phim hoạt hình, hiện nay otaku không chỉ xuất hiện ở Nhật Bản mà còn phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Vậy otaku là gì? Tại sao lại được gọi tên như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay quan bài viết dưới đây
Otaku là gì?
Thuật ngữ Otaku này đã không còn xa lạ với những người đam mê và tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản. Không chỉ nổi tiếng tại Nhật Bản, thuật ngữ này còn được một số quốc gia trên thế giới sử dụng với nhiều ý nghĩa tiêu cực và tích cực khác nhau.
Otaku còn gọi là Nerd hay Geek được người dân Nhật dùng để chỉ những người yêu thích, đam mê và say đắm các thể loại truyện tranh (manga), hoạt hình (anime), game và những thứ liên quan đến 2D một cách kì quái. Ban đầu Otaku chỉ được sử dụng ở Nhật tuy nhiên hiện nay văn hóa của “xứ sở Hoa anh đào” đã được du nhập vào nhiều quốc gia. Do đó văn hóa “cuồng” manga, anime cũng đã lan rộng sang hầu khắp các khu vực, trong đó có Việt Nam.
Như thế nào được gọi là một Otaku?
Otaku cho rằng việc mình đam mê truyện tranh hay hoạt hình đều là những sở thích của cá nhân và không ảnh hưởng đến người khác. Do đó họ thường không quan tâm đến suy nghĩ mà mọi người dành cho mình
Như thế nào là Otaku?
Tùy thuộc vào khu vực và đặc trưng của vùng miền mà Otaku sẽ được gọi theo các hình thức hoặc tên gọi khác nhau. Tuy nhiên một đặc điểm chung không thể nào thiếu đối của họ là say mê đến mức điên cuồng đối với những thứ họ yêu thích.
Nếu như trong văn hóa Hàn Quốc có thuật ngữ là “sasaeng fan” nhằm ám chỉ những fan hâm mộ quá mức, gây ảnh hưởng đến thần tượng. Thì Otaku trong văn hóa Nhật Bản cũng được hiểu tương đương.
Điểm khác biệt là họ không thần tượng người thật mà đắm chìm trong một thế giới không có thực. Và nhiều otaku sẽ biến niềm đam mê của mình thành một nghề nghiệp và dùng nó để tạo ra tiền bạc cũng như giá trị cho xã hội.
Thông thường những nghề mà họ thường làm là sáng tác truyện tranh, vẽ minh họa, làm trong giới sản xuất, xuất bản và một số người sẽ làm tại các cửa tiệm bán truyện.
Một điểm chung nữa của Otaku là thích hóa trang thành nhân vật họ yêu thích, họ có khả năng cosplay rất giỏi. Đồng thời cũng sẽ không tiếc thời gian và tiền bạc để mua sắm các sản phẩm.
Các sản phẩm họ mua đều liên quan đến sở thích như truyện tranh, đĩa phim, đồ chơi có hình tượng nhân vật họ yêu thích, poster và cả tranh ảnh. Thậm chí là cả quần áo, chăn màn,…
Một số quan điểm khác về Otaku tại Nhật
Hiện nay chưa có bất cứ một định nghĩa nào được coi là chuẩn xác nhất về Otaku là gì? Tuy vậy thông qua các nền văn hóa và cách nhìn nhận từ mỗi người, thuật ngữ này vẫn được sử dụng phổ biến với những quan điểm khác nhau. Trong đó có cả những quan điểm tích cực và tiêu cực..
Những người sống bên ngoài xã hội
Ở Nhật Bản thời xưa, trong một khoảng thời gian dài Otaku bị gắn với những người được cho là đang “sống bên ngoài xã hội”. Sở dĩ nói như vậy là vì thời điểm ấy, hầu như tất cả Otaku đều là những người rất ít giao tiếp và bị đánh giá là “quái dị”
Otaku dành phần lớn thời gian trong ngày của mình để ở nhà và tuân thủ nguyên tắc 3 không: không làm việc, không giao lưu, không đời sống tình cảm và xa rời thực tại. Đến khi muốn hòa nhập lại với cuộc sống hàng ngày thì đã trở nên vô cùng khó khăn.
Gắn với những quan điểm tiêu cực
Ngoài ra, người Nhật thời xưa cũng cho rằng Otaku là những người không biết làm ăn, chỉ lo ăn chơi hưởng thụ, không thực tế, luôn sống trong thế giới ảo và game. Nhiều người đã dùng thuật ngữ này nhằm mục đích chính là công kích cá nhân và miệt thị người khác.
Quan điểm này khiến cho nhiều Otaku phải chịu áp lực nặng nề, thậm chí bị cả người thân và bạn bè coi là một sự sỉ nhục lớn. Tồi tệ hơn, họ còn phải tự nhốt mình trong nhà hoặc sống ẩn dật ở những nơi khác nhau để tránh sự soi mói và chỉ trích của người khác về đam mê của bản thân.
Người đam mê truyện chính hiệu có đặc điểm gì?
Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người Nhật say mê đọc truyện tranh nhưng đừng lầm tưởng tất cả đều là Otaku.
Đặc điểm bên ngoài
Otaku sẽ thể hiện niềm say mê của mình ra bên ngoài một cách mãnh liệt mà không quá quan tâm đến thái độ của người khác.
Họ có thể dành nhiều giờ thậm chí cả ngày, cả tuần chỉ để đọc manga và xem phim hoạt hình. Có đôi khi họ chú tâm đến mức không biết xung quanh đang xảy ra chuyện gì.
Địa điểm dễ dàng bắt gặp những người này là tại các cửa hàng bán truyện tranh, băng đĩa phim hoạt hình hoặc những cửa tiệm bán poster, ảnh. Đôi khi bạn cũng sẽ thấy Otaku xuất hiện tại các cửa hàng bán đồ thần tượng.
Thói quen khó bỏ của Otaku
Thường xuyên mua sắm, săn lùng tất cả những sản phẩm liên quan đến manga, anime hay chỉ cần chứa tên, hình tượng của nhân vật mà họ yêu thích. Đây chính là một thói quen khó bỏ của phần đông Otaku.
Trong không gian sống của họ có thể chứa đầy các đĩa DVD, tác phẩm gốc manga, anime và những vật phẩm liên quan. Đặc biệt là họ sẽ giữ chúng rất cẩn thận và tỉ mỉ.
Ngoài ra, những Otaku còn có sở thích vô cùng đặc biệt chính là cosplay. Đặc biệt họ thường mở ra những lễ hội cosplay lớn để tìm ra những người chung sở thích và lập thành một cộng đồng để chia sẻ với nhau. Thông thường Otaku sẽ không nói chuyện quá nhiều nhưng khi nói đến chủ đề yêu thích, họ có thể nói chuyện rất lâu thậm chí là không ngừng nghỉ.
Nếu có một vài biểu hiện trên thì bạn chính xác đã được coi là một Otaku chính hiệu. Tuy nhiên những đặc điểm trên chỉ mang tính chất tương đối bởi có một số người sẽ không thể hiện sự yêu thích của mình ra bên ngoài. Ngược lại có những người sẽ thể hiện vô cùng tiêu cực.
Từ đồng nghĩa với Otaku
Bên cạnh thuật ngữ Otaku thường được người Nhật sử dụng còn có một vài từ ngữ khác có ý nghĩa tương đồng. Các từ đồng nghĩa này phổ biến hơn ở các nước khác trên thế giới có ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản mà cụ thể là văn hóa truyện tranh và anime.
- Wapanese: Đây là từ đồng nghĩa dùng để chỉ những người ngoại quốc đam mê đến mức ám ảnh văn hóa manga, anime của Nhật. Tuy nhiên mức độ không cao như Otaku.
- Weeaboo: Những người thuộc cộng đồng Weeaboo mang đầy đủ “dấu hiệu” của một dân đam mê truyện tranh, anime. Nó được sử dụng với ý nghĩa như Wapanese và phổ biến hơn với những người trẻ tuổi.
- Wibu: Thuật ngữ này được sáng tạo bởi người Việt Nam, biến thể từ từ gốc là Weeaboo. Nhằm để ám chỉ, mỉa mai một số người Việt đam mê đến mức điên cuồng, không thể kiểm soát những bộ manga và anime của Nhật. Ngày nay từ ngữ này phổ biến đến mức hầu như ai cũng biết đến nó.
Những thuật ngữ này đều mang ý nghĩa tương đồng với Otaku, điểm khác biệt duy nhất là về đối tượng và khu vực sử dụng. Do đó bạn hãy cẩn thận trong quá trình sử dụng các từ ngữ này để tránh nhầm lẫn.
Phân biệt sự khác nhau giữa Nerd và Weeaboo
Khi mới bắt đầu tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản sẽ có không ít người thắc mắc Otaku và weeaboo có giống nhau không? Trên thực tế Otaku và weeaboo có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt.
So sánh Otaku và Weeaboo
Điểm giống nhau: Hai thuật ngữ này đều để chỉ những cá nhân/cộng động có sở thích và đam mê với manga, anime. Họ có thể bỏ nhiều công sức và tiền bạc cho những gì mình say mê.
Điểm khác nhau:
- Weeaboo là thuật ngữ chính dùng để ám chỉ những người có sở thích giống Otaku nhưng không phải là người Nhật Bản mà là những người ngoại quốc.
- Bên cạnh đó weeaboo có một số biểu hiện tiêu cực hơn như tôn thờ sở thích của mình không thứ gì sánh bằng, hành động có phần quá khích, sẵn sàng tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
- Khi nhắc đến weeaboo nhiều người sẽ gắn nó với tính chất tiêu cực hơn. Thậm chí có rất nhiều người kỳ thị và ghét bỏ những cộng động weeaboo. Trong khi Otaku sẽ được nhiều quốc gia đón nhận.
Quan điểm về Otaku tại một số quốc gia
Ở Nhật Bản, Otaku thường bị coi là một thuật ngữ mang ý nghĩa không tích cực, những người thuộc cộng đồng này sẽ được gắn mác “quái dị”. Vậy ở các quốc gia khác, quan điểm về thuật ngữ đó có gì khác biệt hay không?
Tại Mỹ, đây lại là thuật ngữ Otaku hoàn toàn bình thường, người thuộc cộng đồng này rất được chào đón. Trong văn hóa của Mỹ, đó chỉ là những người hâm mộ anime, manga và game mà không có bất cứ ý nghĩa xấu, mỉa mai nào.
Hơn nữa người ta có thể dễ dàng tìm được những bạn bè cùng sở thích với mình. Không chỉ ở Mỹ mà hầu hết các nước phương Tây đều rất “thoáng” với Otaku và coi nó “không có vấn đề gì cả”.
Tại Việt Nam nói chung và một số nước châu Á khác Otaku rất ít được dùng. Tuy nhiên khi nhắc đến thuật ngữ này hầu như ai cũng nghĩ đến những cộng đồng đam mê truyện tranh, anime tương tự weeaboo.
Chỉ có điều họ sẽ không kì thị hay miệt thị sở thích của người khác cũng như tôn trọng đam mê của từng cá nhân. Do đó, Otaku vẫn mang được những điểm tích cực nhất định trong suy nghĩ của công chúng.
Kết luận
Otaku là gì? Nên hiểu như thế nào cho thật đúng về thuật ngữ này còn phải được quyết định bởi môi trường, khu vực và cách thể hiện trong cuộc sống. Chính vì vậy không phải Otaku nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực cho nên bạn cần có cái nhìn công tâm và khách quan nhất khi tiếp xúc với họ.