Kimono từ lâu đã được mọi người biết đến với hình ảnh là một bộ quốc phục mang đậm nét đẹp văn hóa của Đất Nước mặt trời mọc. Đồng thời, đây cũng được xếp vào danh sách TOP những bộ trang phục truyền thống nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đâu là lý khiến bộ trang phục mang đậm nét đẹp văn hóa xứ sở hoa Anh Đào này chiếm được cảm tình của hàng triệu người dân thì hiện vẫn đang là 1 ẩn số.
Định nghĩa về Kimono như thế nào?
Theo như tìm hiểu từ nhiều nguồn tin cũng như tài liệu tham khảo trên Internet, có thể nhận thấy rõ một chân lý, đó chính là Kimono không những được xem là một loại trang phục truyền thống của những con người đến từ xứ sở hoa Anh Đào. Mà Kimono còn được công nhận là bộ quốc phục nổi tiếng của Đất nước mặt trời mọc nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Sự ra đời của trang phục truyền thống này bắt nguồn từ nguồn cảm hứng ở trang phục Trung Quốc cổ đại. Thuở mới được hình thành, Kimono được con người mặc với Hakama – Một trong số những loại váy dài, gây ấn tượng sâu sắc bởi thiết kế chia ống giống như quần thụng.
Sau này, khi có sự thay đổi cũng như cải tiến dần, Kimono không còn được con người mặc với Hakama như trước đây nữa. Mà thay vào đó sẽ là hình ảnh của một cái khăn với tên gọi đặc trưng là Obi.
Theo như tìm hiểu thì người Nhật đã có truyền thống mặc Kimono từ rất lâu đời. Cả phái mạnh và phái yếu đều có thể sử dụng được. Nhưng chính vì sự xuất hiện cũng như du nhập của văn hóa phương Tây mà người Nhật đã mất dần thói quen sử dụng bộ trang phục truyền thống này hằng ngày. Thay vào đó, họ chỉ mặc bộ quốc phục nổi tiếng Kimono vào những dịp đặc biệt trong năm như sự kiện, lễ Tết,….
Kimono có cấu tạo, chất liệu cụ thể làm từ gì?
Chuyên mục thông tin dưới đây sẽ chia sẻ một cách cụ thể nhất về cấu tạo và chất liệu được sử dụng để tạo nên bộ quốc phục nổi tiếng không những ở Đất nước mặt trời mọc mà cả toàn thế giới mang tên Kimono.
Kimono được tạo thành từ những chất liệu gì?
Bộ quốc phục truyền thống nổi tiếng Nhật Bản này thường sẽ sử dụng một mảnh vải duy nhất với kích thước đạt tiêu chuẩn cụ thể là chiều dài khoảng 11,5m và chiều rộng khoảng 36cm với tên gọi đặc trưng là Tan.
Theo đúng như truyền thống, Kimono đã thành phẩm được tạo nên từ vải lụa, vải lanh, gấm lụa, vải sa-tanh hoặc lụa crepe.
Tính đến thời điểm hiện tại, người ta thường ưa chuộng cũng như ưu tiên sử dụng những loại vải có giá thành rẻ hơn, quy trình làm sạch đơn giản và dễ dàng hơn. Cụ thể như vải cotton, vải cotton láng,… cùng nhiều loại vải sợi tổng hợp khác để tạo nên một bộ quốc phục nổi tiếng mang tên Kimono.
Kimono có cấu tạo như thế nào bạn đã biết?
Nhìn một cách tổng thể nhất, một bộ quốc phục Kimono thường sẽ bao gồm những phần sau như cổ áo, gấu áo, tay áo và cuối cùng là lớp lót trên.
Bên cạnh đó, cũng có một số phụ kiện đi kèm khác có thể kể đến như sau:
- Nagajuban – Áo lọt dạng Kimono thường được sử dụng để mặc bên trong lớp áo chính
- Haori – Áo khoác Kimono với thiết kế dài ngang hông hoặc đùi.
- Kanzashi – Phụ kiện dùng để trang trí tóc dành riêng cho phụ nữ
- Cùng nhiều phụ kiện khác theo từng nghề nghiệp và địa vị.
Quốc phục Nhật Bản phân loại đặc trưng ra sao?
Bạn đang phân vân không biết Kimono có bao nhiêu phân loại đặc trưng nhất? Không để bạn phải nhọc công tìm kiếm trên nhiều trang thông tin tổng hợp, chuyên mục giải đáp ngay bên dưới đây sẽ chia sẻ một cách chi tiết nhất về từng loại Kimono truyền thống, đặc trưng và nổi bật nhất xứ sở hoa Anh Đào.
Furisode
Được thiết kế với những nhóm màu sắc tươi sáng, Furisode Kimono thường sẽ trở thành bộ trang phục truyền thống ưu tiên hàng đầu của đông đảo thiếu nữ đang còn độc thân vào những ngày lễ lớn như đám cưới linh đình hay lễ trưởng thành.
Đặc điểm nổi bật để bạn có thể dễ dàng nhận biết chính xác nhất về bộ trang phục truyền thống này chính là phong cách thiết kế tay áo dài và rộng, thường sẽ được may từ loại vải lụa cao cấp với những hoạt tiết đều thêu dệt hoàn toàn bằng thủ công.
Houmongi Kimono
Trái ngược một cách hoàn toàn với Furisode, Houmongi Kimono được xác định và công nhận là bộ trang phục truyền thống Nhật Bản gây ấn tượng mạnh mẽ bởi một màu sắc trang nhã của người phụ nữ đã thành gia lập thất, dùng để mặc vào những dịp lễ lớn hoặc các cuộc gặp gỡ trang trọng.
Yukata
Yukata sớm được biết là một loại Kimono rất phổ biến đến từ Đất nước mặt trời mọc. Chất liệu thường được sử dụng để may Yukata được xác định chủ yếu là vải cotton.
Tạo điểm nhấn với phong cách thiết kế tay áo ngắn, kết hợp với kiểu dáng thoải mái và mát mẻ, cực kỳ phù hợp dùng để mặc vào thời tiết khí hậu oi bức mùa hè cũng như cuộc sống thường nhật.
Đặc biệt, Yukata Kimono cũng không hề kén chọn như Furisode, bởi cả nam và nữ đều có thể vô tư diện được mà không cần phải thực hiện qua quá nhiều bước mặc rườm rà, phức tạp.
Tomesode Kimono
Chọn màu đen làm tông màu chủ đạo, Tomesode Kimono đã sớm được dân tình xứ sở hoa Anh Đào công nhận là bộ quốc phục truyền thống thiết kế dành riêng cho những người phụ nữ đã lập gia đình, đặc biệt là có một mối quan hệ mật thiết với tầng lớp gia tộc.
Nhìn chung, Tomesode Kimono thường sẽ được thiết kế với ống tay ngắn, thêu dệt những họa tiết không quá cầu kỳ và quan trọng nhất là luôn được đính gia huy của họ tộc bên nhà chồng.
Kuro Mofuku
Mofuku Kimono được mọi người biết đến với hình ảnh là bộ trang phục truyền thống của người Nhật với phong cách thiết kế một màu đen độc nhất.
Shiromaku Kimono
Nhìn một cách tổng quan nhất, người Nhật thường sẽ ưu tiên sử dụng Shiromaku Kimono có màu trắng với phong cách thiết kế áo dài chạm đất. Thường dùng để làm lễ phục cưới cho những cô dâu xinh đẹp đến từ xứ sở hoa Anh Đào. Bởi trên thực tế, màu trắng luôn được nhìn nhận là nhóm màu tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết và trinh nguyên nhất của một người con gái.
Tsumugi
Tsumugi Kimono thường được mọi người biết đến là một bộ trang phục truyền thống Nhật Bản có giá thành bình dân, được sử dụng một cách phổ biến trong nhiều gia đình nông dân và tầng lớp thuộc thường dân.
Tsukesage Kimono
Tsukesage thường được xem là bộ trang phục truyền thống Nhật Bản dành riêng cho những buổi tiệc gặp gỡ gia đình, bạn bè thân mật hay các buổi trà đạo. Điểm nhấn ở Tsukesage Kimono thường là ở những họa tiết được thêu dệt dọc theo phần thân và lưng của áo.
Trang phục Kimono có ý nghĩa gì trong văn hóa Nhật?
Dù rằng đã tiếp nhận vô số những quan điểm khác nhau về lịch sử ra đời của trang phục truyền thống nổi tiếng Nhật Bản mang tên Kimono nhưng phần lớn tất cả mọi người đều nhận định rằng, bộ quốc phục này đã có thời gian hình thành và phát triển từ rất sớm.
Trải qua nhiều quá trình thay đổi và cải tiến, những bộ quốc phục truyền thống Kimono đã dần dần được gắn liền với hình ảnh biểu tượng của Đất nước mặt trời mọc. Đồng thời, mỗi một loại trang phục Kimono khác nhau cũng đều được đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật với những đường nét cực kỳ tuyệt vời.
Mặc dù không còn được người dân Nhật Bản sử dụng làm trang phục hằng ngày nhưng song song đó, người dân Nhật Bản vẫn đặt ra và luôn tuân theo những quy cách truyền thống nhất định khi khoác lên mình bộ quốc phục Kimono.
Việc lựa chọn sử dụng loại Kimono nào cũng sẽ tùy thuộc vào dung lượng kiến thức về biểu tượng, kích thước, kiểu dáng, tuổi tác, tình trạng hôn nhân hiện tại của người phụ nữ cũng như mức độ trang trọng và đẳng cấp của những buổi họp mặt hay nghi lễ.
Lý do người dân xứ sở hoa Anh Đào thích mặc Kimono
Như bạn đã được biết thì Kimono vốn dĩ là quốc phục truyền thống vô cùng nổi tiếng tại Đất nước mặt trời mọc. Đồng thời, bộ trang phục truyền thống này còn được nhận định là một trong số những tài sản văn hóa có tầm ảnh hưởng nhất của người Nhật trên toàn thế giới.
Như vậy, đâu là những lý do khiến dân tình xứ sở hoa Anh Đào ngày càng ưa chuộng bộ trang phục truyền thống nổi tiếng này? Câu trả lời sẽ được tiết lộ một cách chi tiết và đầy đủ nhất ngay bên dưới đây.
Lý do đầu tiên khiến người Nhật không thể ngừng thích việc mặc Kimono, đó chính là thiết kế của trang phục truyền thống này được sinh ra để dành riêng cho phong tục, văn hóa và nền tảng của thời đại, sau khi đã qua quá trình xem xét và kiểm nghiệm.
Lý do thứ hai khiến Kimono trở thành sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của người dân Nhật Bản chính là đa dạng giá thành. Theo khảo sát thực tế, giá thành của loại trang phục truyền thống này có thể dao động từ 3.000 cho đến 5.000 yên. Thậm chí, có những loại có thể lên đến hàng chục yên.
Lý do cuối cùng khiến dân tình xứ sở hoa Anh Đào ưa chuộng và yêu thích việc khoác lên mình bộ trang phục truyền thống Kimono, đó chính là nó có thể giúp những người phụ nữ Nhật khéo léo che đi khuyết điểm về đôi chân gầy nhưng bắp chân lại trông to và dày của họ.
Mặc trang phục truyền thống Nhật Bản đúng cách
Bạn đang biết cách mặc trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản như thế nào là đúng cách nhất chưa? Nếu như chưa thì hãy tham khảo ngay nội dung chuyên mục chia sẻ ngay bên dưới đây nhé!
- Bước 1: Đeo tất Tabi.
- Bước 2: Không quên sử dụng đồ lót Kimono.
- Bước 3: Chỉnh áo sao cho thật ngay ngắn.
- Bước 4: Sử dụng đồ lót Nagajuban.
- Bước 5: Dùng thắt đai Date-jime một cách cố định nhất.
- Bước 6: Luồn tay vào áo Kimono.
- Bước 7: Quấn trang phục truyền thống Nhật Bản quanh người.
- Bước 8: Buộc chặt dây quấn Koshihimo và tạo ra một phần vải thừa Ohashori.
- Bước 9: Sử dụng Date-jime để buộc một cách cố định nhất.
Lời kết
Mong rằng bài viết trên đây đã chia sẻ một cách tổng quan và chân thực nhất về vẻ đẹp tiềm ẩn trong bộ trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản. Mong rằng quý độc giả sau khi tham khảo sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích.