Chắc hẳn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bạn đã không ít lần bắt gặp người ta nhắc đến cụm từ “trà đạo” rồi. Bạn có tò mò nó là gì và người ta thường thưởng thức trà theo những cách thức ra sao hay không? Hãy cùng tìm hiểu văn hóa trà đạo được truyền bá sâu rộng ở nhiều nơi trên thế giới sẽ như thế nào nhé.
Nguồn gốc khởi nguồn nên xu hướng trà đạo
Hiểu một cách đơn giản đối với tất cả mọi người, “trà đạo” là cách thức mà người ta dùng để thưởng thức trà ngon, từ đây ngẫm nghĩ về cuộc sống, đàm đạo những câu chuyện, những vấn đề hiện hữu trong cuộc sống của con người ngày nay. Không chỉ là thưởng thức trà theo kiểu thức uống thông thường, người ta coi trà đạo giống như một môn nghệ thuật mang trong mình nhiều triết lý và tư tưởng sâu sắc.
Tương truyền, trà đạo ban đầu xuất hiện là tại Nhật Bản. Trong những năm giao lưu kinh tế chính trị giữa hai bên chính quyền Nhật Bản và Trung Quốc, Người Trung QUốc đã học hỏi được văn hóa thưởng trà này. Tiếp đến, văn hóa đặc sắc thưởng trà tiếp tục được du nhập vào các nước lân cận là Việt Nam, Hàn Quốc, … Hiện tại, các nước này giữ cho mình cách thức thưởng trà có sự khác biệt, biến hóa cho phù hợp với đặc điểm lối sống, phong cách của từng địa phương.
Trà đạo cùng với sự phát triển của kinh tế chính trị thế giới không những không bị mai một đi mà ngày càng tỏa sáng và được đề cao hơn nữa. Thậm chí, nó được xem như là một văn hóa trào lưu cực kỳ thời thượng. “Phú quý sinh lễ nghĩa” quả thực chưa bao giờ sai, càng ngày đời sống vật chất đủ đầy hơn thì người ta lại càng có nhu cầu cao về giao lưu kết nối con người, nâng tầm văn hóa và hiểu biết, bởi thế trà đạo lại càng được coi trọng hơn.
Người Việt Nam có văn hóa thưởng trà rất bình dị
Trà đạo Việt Nam cũng xuất hiện từ rất lâu về trước, ấm trà, điếu thuốc là mở đầu câu chuyện thì hẳn là người Việt nào cũng từng nghe qua. Về lịch sử trà đạo Việt Nam thì có thể kể bắt đầu từ thời nhà Lê, với nguồn chè Nguyên phổ biến, cách thức thưởng trà được phát minh ban đầu chỉ dành riêng cho tầng lớp quyền quý như vua chúa, quan lại, hoàng tộc thân thích.
Đỉnh cao nghệ thuật trà đạo phải kể đến những ngày tháng dưới triều nhà Nguyễn, văn hóa thưởng trà được coi là một trong quy tắc lễ nghi thiết yếu trong gia tiếp cuộc sống hàng ngày, lan truyền sâu rộng ở khắp các tầng lớp cả vua quan và trong quần chúng nhân dân. Không chỉ là phương cách uống trà thông thường, người Việt xưa đem trà đạo là công cụ truyền bá những tư tưởng lễ nghĩa, phép tắc cực kỳ quan trọng.
Điểm nổi bật và ấn tượng nhất khi nói đến trà đạo của Việt Nam chính là người thưởng trà cần phải tường tận cách sử dụng các loại dụng cụ pha chế riêng, đồng thời căn cơ kiểm soát hoàn hảo nhiệt độ sôi của nước sao cho đủ chín trà mà không làm mất đi vị ngon vốn có. Bên cạnh cách thức thưởng trà, điều cốt yếu vẫn là chất lượng trà đem dùng phải đạt chuẩn thì mới cho ra được ấm trà ngon như ý.
Dụng cụ được dùng thường xuyên với trà đạo Việt Nam
Không quá cầu kỳ hoa mỹ như Trung Quốc hay Nhật bản trong việc chọn chén trà và các dụng cụ đi kèm, ở Việt Nam, nghệ thuật thưởng trà được biết đến với những trà cụ tương đối đơn giản. Một bộ dụng cụ trà đạo cơ bản sẽ bao gồm các vật dụng như là: ấm trà, chén trà, khay đựng ấm chén trà, một chiếc kỷ và không thể thiếu được hỏa lò để đun nước.
Những vật dụng này chủ yếu là sứ được chế tạo thủ công từ đất nung, cũng có khi người ta sử dụng vật dụng với chất liệu kim loại hoặc là thủy tinh. Lý tưởng nhất cho một buổi thưởng trà của người Việt sẽ là một không gian tĩnh lặng, có ánh nến ấm áp nhàn nhạt chiếu sáng, và có chút hương trầm lắng đọng dịu nhẹ. Nếu được thì có thể thêm chút hoa tươi cho không gian thêm phần tươi mới, vui vẻ hài hòa.
Nhìn chung thì trà đạo Việt Nam không áp đặt quá cầu kỳ về các quy tắc và lễ nghi. Người ta chỉ cần làm sao đối đãi với nhau một cách từ tốn nhẹ nhàng, tận hưởng và thưởng thức trọn vẹn ly trà thơm mát ngất ngây. Cùng với đó là được đắm chìm trong không khí an yên tự tại, bên dăm ba câu chuyện đời thường làm quà.
Gợi ý cho bạn cách thức thực hành nghệ thuật trà đạo
Trà đạo về cơ bản không quá khắt khe trong quy tắc, tuy nhiên để người chủ và khách thưởng trà đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, an nhàn tịnh tâm thì bạn có thể quan tâm đến một số yếu tố liên quan như là:
Cách bạn nên ngồi khi đang trong một buổi trà
Thường thì người ta sẽ ngồi theo vị trí tôn trọng tính từ chủ trì của buổi tiệc trà. Những người được mọi người tôn trọng hơn sẽ ngồi gần với chủ tiệc trà và tiếp đến là những người khác. Trong suốt quá trình tiệc trà đạo mọi người có thể giao lưu với nhau tương đối thoải mái, chỉ cần ghi nhớ những chuẩn mực giao tiếp thông thường trong cuộc sống con người là được.
Thường thì sẽ có người được phân công cho việc châm trà, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kiến thức trà đạo để áp dụng chuẩn các bước khi pha trà, tôn lên được vị ngon vốn có của thứ trà thượng hạng. Hơn nữa, người này cũng sẽ có nhiệm vụ rót thêm trà cho những vị khách khi mà chén trà của họ vơi đi sau những cuộc đàm đạo thoải mái.
Nếu như bạn là người mới tham gia buổi tiệc thưởng trà thì có thể ngồi quan sát mọi người, quan sát tiến trình từ đầu đến cuối để nắm được những khâu quan trọng trong một tiệc trà.
Pha trà và uống trà thực hiện ra sao mới đúng cách?
Khi pha trà, trước khi bỏ trà vào ấm, bạn hãy đảm bảo đã rây qua trà, không để những cặn vỡ vụn lẫn vào những cánh tròn to đẹp. Nước dùng pha trà cũng không phải là nước đun sôi 100 độ C mà chỉ rơi vào khoảng 80 độ C là đủ. Nếu nóng hơn hãy đợi nguội bớt mới đổi vào.
Đầu tiên, bạn sẽ cho trà vào chiếc muôi và đổi nước nóng vào, giữa bát sau đó khuấy đều để lá trà ngấm đều nước, sau đó đổ nước để rửa trôi những cặn bẩn. Tiếp đến lại cho nước ấm và trà đã lọc bụi và hãm trong vài phút. Khoảng thời gian này bạn có thể sử dụng để dùng nước nóng tráng qua chén của mọi người trước.
Khi uống trà có thể ngửi để cảm nhận mùi hương trước, sau đó mới nếm vị. Bạn sẽ có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngon của trà thông qua đồng thời nhiều giác quan khác nhau – đây chính là trà đạo.
Sự hiếu khách thể hiện thông qua văn hóa trà đạo
Ở đây, với trà đạo của quốc gia nào cũng đề cao tinh thần hiếu khách và nhiệt tình tiếp đón bạn bè, khách quý đến thăm. Quý nhau mới mời nhau xơi chén trà là vì lẽ ấy. Trà ngon được ví như cơm áo, nghĩa là khách đến nhà mời chén trà ngon là đã giống như thiết đãi một bữa cơm mặn thịnh soạn, đủ đầy, chứa đựng tình cảm mến khách của chủ nhà.
Chén trà cần đảm bảo có độ mát mẻ khi đem mời khách vào mùa hè, và đem đến sự ấm áp nồng hậu khi mời trà trong dịp mùa đông. Tóm lại là khiến cho khách đến nhà cảm nhận được thiện tình, thấy thoải mái vui vẻ.
Chén trà được pha chế không phải lúc nào cũng cần tuân theo những chuẩn mực nhất định. Với những loại trà khác nhau còn có cách pha chế khác nhau để đạt được tới vị ngon hoàn hảo. Thiết đãi giữa người với người cũng vậy, quan trọng là khiến cho khách đến chơi cảm thấy được thoải mái và được an yên, đôi bên thuận hòa.
Trong bất cứ trường hợp nào thì khách đến nhà đều là anh em, bạn bè trân quý. Cho nên chủ nhà ngoài việc tiếp đón chu đáo thì hãy hòa quyện trong nó cả sự thật tâm, thiện chí từ tận đáy lòng. Có như thế chén trà rót ra mời khách mới càng nồng đậm thơm ngon, nghệ thuật trà đạo cũng coi như là đạt tới cảnh giới cực kỳ cao.
Nắm bắt nghệ thuật trà đạo bằng những quy tắc cụ thể
Trà đạo cũng tương đối đơn giản, mọi người đều có thể tham gia. Tuy nhiên trong quá trình thưởng trà, chúng ta cũng cần tuân thủ một vài nguyên tắc được đưa ra để đảm bảo sự hòa hợp, trân trọng lẫn nhau cũng như trân trọng những khoảnh khắc đàm đạo, giao lưu trao đổi quý giá.
Tiệc trà có khi được tổ chức thường xuyên, cũng có những người cả đời cũng chỉ có một lẫn hữu duyên, bởi thế nên không gian thưởng trà nếu được thì nên chọn nơi thoáng đãng, sạch sẽ, có thể tận hưởng, hòa mình với thiên nhiên, với trời đất bốn mùa ôn hòa chuyển biến. Hương thơm thoang thoảng từ hoa cỏ, từ vạn vật đem đến cho bạn tâm trạng thư thái bình an.
Nghệ thuật trà đạo cũng đòi hỏi những người tham gia một tinh thần bình thản, nhẹ trôi như nước. Bạn không nên căng thẳng, lo lắng mà hãy giữ tâm thật tịnh, trong tĩnh có động, động mà vẫn tĩnh. Với tinh thần lạc quan và bình thản, mọi sự xảy đến sẽ được đón nhận một cách tự nhiên và bạn có thể dễ dàng tìm được những lý giải hợp lý, đem đến cách thức giải quyết vấn đề cực kỳ nhanh chóng hoàn hảo.
Người ta sẽ không mời trà nhau ngay sau khi khách ngồi xuống, mà hãy từ từ để một khoảng lặng cho chủ và khách cùng bình tâm, đón nhận vị thơm, vị ngon và hương trà thoang thoảng ngất ngây. Lúc này mới rót trà ra mời khách để đôi bên cùng thưởng thức và đàm đạo với nhau.
Kết luận
Văn hóa Trà đạo tại các quốc gia châu Á như là Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… vẫn không ngừng phát triển và mở rộng hơn nữa tới mọi người. Thưởng trà với những quy tắc bất thành văn giúp cho tâm tình con người được thoải mái, nhận định, suy ngẫm nhiều điều trong cuộc sống, hóa giải bế tắc và khiến cho mình trở nên an yên hơn bao giờ hết. Bởi thế nên nếu như có cơ hội, bạn đừng bỏ qua mảng văn hóa nghệ thuật độc đáo, thú vị như vậy nhé.